Monday, November 11, 2013
Tuesday, March 12, 2013
Quái chiêu của đảng lừa
Bảo đảm 100% "Góp ý của HĐGM Việt Nam" sẽ trở thành như trên. Công việc cạo giấy này của các UBND hoàn toàn phù hợp với hiến pháp nước CHXHCNVN. Ai cản trở người thi hành công vụ sẽ bị bắn bỏ theo luật định.
Wednesday, November 4, 2009
Chính phủ Obama và vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam
2009-10-28
Danh sách CPC 2009 bao gồm 8 quốc gia, trong đó không có Việt Nam, đã gây ra nhiều phản ứng khác nhau trong dư luận người Việt cả trong lẫn ngoài nước. Khánh An phỏng vấn ông Scott Flipse của USCIRF.
Ông Scott Filpse, Giám đốc chương trình Đông Á - Thái Bình Dương, đồng thời là chuyên gia phân tích chính sách của Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ USCIRF, cho rằng vẫn có nhiều hy vọng cho lần xét duyệt danh sách CPC sắp tới, vì theo ông, danh sách CPC 2009 là kết quả của thời gian quản trị thời Tổng thống George W. Bush.
Ông và Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ vẫn đang đấu tranh cho việc đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC lần tới, tức là bắt tính từ thời điểm Tổng thống Obama bắt đầu nắm nhiệm kỳ. Ông Flipse bày tỏ niềm hy vọng của mình như sau:
Ông Scott Filpse: Hy vọng họ sớm công bố danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về vấn đề tôn giáo và Việt Nam sẽ nằm trong danh sách đó. Đó cũng là đề nghị của chúng tôi. Tuy nhiên, nếu xem báo cáo về vấn đề tự do tôn giáo của Ủy hội Tự do Tôn Giáo Quốc tế trong phần nói về Việt Nam, bạn có thể thấy rằng có vẻ như Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ sẽ không đặt Việt Nam trở lại danh sách CPC. Đáng tiếc, chúng tôi nghĩ rằng đã có đầy đủ bằng chứng để đưa Việt Nam trở lại danh sách này.
Tình hình tôn giáo tại VN
Khánh An: Xin ông cho biết những công việc mà Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế đã làm đối với vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam?
Ông Scott Filpse: Ủy hội Tự do Tôn Giáo Quốc tế đã đến Việt Nam vào tháng 5 vừa rồi và chúng tôi đã báo cáo tình hình lại cho bà Ngọai trưởng về những vấn đề cần quan tâm. Đó là vẫn có những tù nhân lương tâm như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Luật sư Nguyễn Văn Đài, Luật sư Lê Thị Công Nhân và lãnh đạo các tôn giáo như Cao Đài, Hoà Hảo, Phật Giáo, Phật Giáo Khmer…
Thứ đến, chúng tôi tin rằng có một sự đàn áp và sắp xếp lại trật tự đối với các tôn giáo. Chúng tôi đã công bố công khai cũng như thảo luận riêng với Bà Ngọai Trưởng. Chúng tôi tin rằng tất cả những điều trên sẽ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC.
Chúng tôi biết có một vài cải thiện nhưng lại có quá nhiều người bị đàn áp và bỏ tù chi vì muốn hành đạo. Chúng tôi không đồng quan điểm với Đại sứ Hoa Kỳ và chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày quan điểm của mình với Nhà Trắng và Bà Ngọai trưởng.Ô. Scott Filpse
Khánh An: Và ông đã nhận được hồi đáp như thế nào từ phía Bà Ngọai trưởng Hoa Kỳ?
Ông Scott Filpse: Bà Ngọai trưởng nói với chúng tôi rằng bà sẽ xem xét tất cả các chứng cứ cũng như đề nghị của chúng tôi khi bà quyết định danh sách CPC. Chúng tôi đã sẵn sàng để đối thọai với Ngọai trưởng và các thành viên khác trong Bộ Ngọai Giao cũng như Nhà Trắng về vấn đề này.
Chúng tôi không đồng ý với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Michalak, khi ông nói rằng không có đủ bằng chứng để đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC và tiếp tục ngày càng có nhiều bằng chứng về vấn đề tự do tôn giáo đã được cải thiện.
Phái đoàn Ủy ban của Hoa Kỳ về Tự do Tôn Giáo Quốc tế USCIRF trong chuyến viếng thăm và làm việc tại Việt Nam hồi tháng 5-2009. Chúng tôi biết có một vài cải thiện nhưng lại có quá nhiều người bị đàn áp và bỏ tù chi vì muốn hành đạo. Chúng tôi không đồng quan điểm với Đại sứ Hoa Kỳ và chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày quan điểm của mình với Nhà Trắng và Bà Ngọai trưởng.
CPC và quan hệ Mỹ-Việt
Khánh An: Thưa ông, ông có cho đây là một chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ không?
Ông Scott Filpse: Đây là một chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ hiện nay nhưng chính sách có thể thay đổi và chúng tôi đang cố gắng để thay đổi nó. Khi Tổng thống Obama còn là một Thượng Nghị Sĩ, ông làm việc rất sát với chúng tôi và chúng tôi còn giữ lá thư mà ông đã yêu cầu Tổng thống Bush thay đổi chính sách liên quan đến vấn đề CPC của Việt Nam.
Năm 2008 vẫn là những chuyện đàn áp tương tự như trước và Thượng Nghị Sĩ Obama có biết chuyện này. Vì vậy, chúng tôi hy vọng khi nói chuyện với Tổng thống Obama, ông sẽ có cùng quan điểm với chúng tôi.
Đại sứ Hoa Kỳ có cái nhìn của ông, chúng tôi lại có cái nhìn khác, hy vọng rằng chúng tôi có thể thuyết phục Nhà Trắng và Bộ Ngoại Giao thay đổi quan điểm. Tôi cho rằng danh sách CPC từ năm 2004 đến năm 2006 đã có tác dụng rất hiệu quả khi nó khiến cho nhà cầm quyền Việt Nam phải thay đổi, đặt ra các điều luật mới, nới lỏng các họat động tôn giáo… Vì vậy, chúng tôi rất mong điều này xảy ra một lần nữa.
Cũng cần lưu ý rằng, danh sách CPC thực ra không làm ảnh hưởng quan hệ song phương giữa hai nước. Trao đổi giao thương, viện trợ nhân đạo, du lịch… vẫn diễn ra bình thường trong thời gian Việt Nam nằm trong danh sách CPC. Điều này cho thấy danh sách CPC không ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác nhưng lại có một tác dụng rất tích cực trong vấn đề tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do hội họp.
Khánh An: Nhiều người cho rằng Hoa Kỳ muốn duy trì thế cân bằng trong khu vực với Trung Quốc nên đã giúp đỡ Việt Nam nhằm hạn chế sự bành trướng của Trung Quốc. Đó là lý do tại sao chính phủ Hoa Kỳ nhẹ tay với Việt Nam trong vấn đề tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Ông Scott Filpse: Vào tháng 5 năm 2009, trong kỳ xem xét định kỳ các vấn đề của Việt Nam tại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ đã đánh giá nhiều mặt trong đó bao gồm những vấn đề liên quan đến tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền. Kết quả là Hoa Kỳ đã giáng bậc tất cả các vấn đề có liên quan đến Việt Nam trong danh sách.
Chúng tôi tin rằng đây là một khởi điểm tốt để chúng tôi làm việc. Tổng thống Obama đã có hồ sơ về vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo và thi hành luật pháp ở Việt Nam khi ông còn là Thượng Nghị Sĩ. Chúng tôi biết rằng chính quyền mới của Hoa Kỳ cũng đang phải giải quyết rất nhiều vấn đề quan trọng khác, nhưng nếu có cơ hội, chúng tôi sẽ trình bày cho Tổng thống các chứng cứ cũng như cho ông thấy rằng CPC không làm ảnh hưởng đến quan hệ song phương thì ông sẽ đồng ý với chúng tôi. Và lúc đó, nhân quyền sẽ là một phần quan trọng trong quan hệ giữa hai nước.
Còn Trung Quốc lại là một vấn đề khác. Chúng tôi không nghĩ nên nối kết vấn đề của hai nước với nhau. Có quá nhiều điểm khác nhau giữa hai quốc gia thay vì chỉ là vấn đề lợi ích của Hoa Kỳ. Vì vậy, trong cương vị của mình, chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để đưa vấn đề lên các cấp có thẩm quyền cao hơn.
Chúng tôi tin rằng trong tương lai của Việt Nam với nhiều người dân không chỉ chú tâm vào thương mại kinh doanh, mà có cả những ngừơi đấu tranh cho tự do, quan tâm đến chính trị, tôn giáo, tự do ngôn luận... Đó cũng chính là những người mà chính phủ Hoa Kỳ cần ủng hộ và lên tiếng thay cho họ.Ô. Scott Filpse
Khánh An: Như ông đã nói, danh sách CPC 2009 là kết quả từ thời tổng thống Bush và trong đó không có Việt Nam. Như vậy, Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế sẽ làm gì trong tương lai để cải thiện tình hình?
Ông Scott Filpse: CPC là công cụ ngoại giao duy nhất cho vấn đề này. Tất nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục tường trình những điều biết được, theo đuổi các chính sách mới của Hoa Kỳ cho vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam. Chúng tôi tin rằng quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ có một tầm quan trọng rất lớn và ước mơ của rất nhiều người Việt Nam là xây dựng đất nước phồn thịnh và tự do hơn.
Chúng tôi tin rằng trong tương lai của Việt Nam với nhiều người dân không chỉ chú tâm vào thương mại kinh doanh, mà có cả những ngừơi đấu tranh cho tự do, quan tâm đến chính trị, tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do hội họp trong ôn hoà, tất cả sẽ là tương lai của Việt Nam. Đó cũng chính là những người mà chính phủ Hoa Kỳ cần ủng hộ và lên tiếng thay cho họ. Đó cũng là điều mà chúng tôi đang cố gắng làm.
Ở đây không chỉ là vấn đề ổn định của chính phủ Việt Nam, mà nó còn là nghĩa vụ và uy tín của Việt Nam. Nhân quyền không phải là một điều quan trọng chỉ với tổ chức nhân quyền quốc tế mà còn cho chính bản thân người Việt Nam.
Khánh An: Vâng, xin cám ơn ông.
Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.
Thursday, October 22, 2009
Bão, chính sách và nhân tâm
Khoảng nửa tháng đã trôi qua kể từ khi trận bão thứ 9 của năm nay ở Việt Nam, tên quốc tế là Ketsana, đổ vào miền Trung. Trận bão này không chỉ làm 163 người chết, 17 người mất tích, tổng thiệt hại vật chất khoảng 14.000 tỷ đồng.
Sau khi bị Bí thư tỉnh Quảng Ngãi phê phán về chuyện dự báo bão số 9, họ đã phản bác kịch liệt, kèm theo nhiều dẫn chứng nhằm chứng minh, sở dĩ Quảng Ngãi bị thiệt hại nặng nề là vì chính quyền địa phương thiếu trách nhiệm.
Thay vì nhận thì cãi
Giống như nhiều trận bão khác, bão số 9 tiếp tục làm bật ra nhiều vấn đề tuy không mới nhưng nhức nhối.
Vấn đề đầu tiên là chuyện dự báo và chuyện phòng chống bão. Trước đây, Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia đã từng đưa ra một số dự báo sai, góp phần tạo ra thảm họa, nên từng phải xin lỗi, song lần này, sau khi bị Bí thư tỉnh Quảng Ngãi phê phán về chuyện dự báo bão số 9, họ đã phản bác kịch liệt, kèm theo nhiều dẫn chứng nhằm chứng minh, sở dĩ Quảng Ngãi bị thiệt hại nặng nề là vì chính quyền địa phương thiếu trách nhiệm.
Trong một bài viết ngắn có tựa là “Chuyện sau bão”, blogger Trương Duy Nhất, cho rằng: Mấy ngày qua, báo chí đưa tin ông Bí thư tỉnh Quảng Ngãi và ông Dự báo thời tiết cãi tranh nhau chuyện “thằng nào có lỗi”… Xem báo, đài, nghe các ông cãi nhau ỏm tỏi mà buồn, bực và… điên tiết.
Dân đang đói khát, chết chóc tang thương, không phải là lúc để các ông ngồi ưỡn bụng trên ti vi cãi nhau xem “thằng nào chịu trách nhiệm” và “thằng nào thương dân hơn thằng nào”. Làm quan cỡ ấy - vứt! Nếu có quyền cầm gậy phang, tôi phang cả hai ông.
Cùng bàn về chuyện phòng chống bão, trong một bài viết có tựa là “Cách thức chống bão: Nhìn người nghĩ đến ta”, gửi đến diễn đàn điện tử Bauxite Việt Nam, ông Nguyễn Thành Long nhận xét: Cơn bão Melor đổ vào nước Nhật với cường độ gió lớn hơn cơn bão Ketsana nhiều nhưng xem ra người dân Nhật chỉ việc đóng cửa ngồi trong nhà và rung đùi uống trà đạo.
Họ không lo vất vả chằng chống nhà cửa, cũng không lo hụt hơi, vắt chân lên cổ mà chạy như ở nước mình. Vì sao vậy ? Đơn giản vì các cơ sở vật chất và các công trình dân sự của họ vững chắc… Cung cách phòng chống bão lụt thiên tai của họ khác xa với nước mình. Họ phòng chống bằng cách lo xa: xây dựng các cơ sở hạ tầng thật kiên cố và vững chãi.
Nhà dân thì sơ sài, tạm bợ, ngay cả những khu vực nằm trong tầm ngắm thường xuyên của bão lụt. Có người bảo rằng giá mà nhà dân đều được xây dựng kiên cố như nhà của các bác cán bộ nhà nước thì hậu quả của bão đâu đến nỗi thương đau như vừa qua!..
Trong khi đó, tuy Việt Nam có hệ thống phòng chống lụt bão từ trung ương tới phường, xã nhưng theo ông Long: Sau cơn bão nào, hậu quả để lại cũng nặng nề. Sau cơn bão nào, người dân cũng phải oằn mình khắc phục thảm họa. Sau cơn bão nào, đồng bào khắp nơi cũng phải thắt lưng buộc bụng để quyên góp cứu trợ thiên tai. Ông Long cho rằng:
Tất cả chỉ vì cơ sở hạ tầng và các công trình dân sinh chất lượng quá kém. Nhà dân thì sơ sài, tạm bợ, ngay cả những khu vực nằm trong tầm ngắm thường xuyên của bão lụt. Có người bảo rằng giá mà nhà dân đều được xây dựng kiên cố như nhà của các bác cán bộ nhà nước thì hậu quả của bão đâu đến nỗi thương đau như vừa qua!..
Trời nghiệm thu
Trên thực tế, trận bão thứ 9 của năm nay tiếp tục được xem như cách thiên nhiên tổ chức nghiệm thu chất lượng của các công trình và cung cách quản lý, đây là chủ đề thứ hai liên quan đến bão số 9, đang được một số diễn đàn điện tử và blogger bàn luận. Blogger Hiệu Minh hệ thống tin tức trên các phương tiện truyền thống chính thống và nhận định: Khó khăn qua đi, cơn bão lòng sẽ đến. Người ta tự hỏi, sau mỗi hoạn nạn, chúng ta học được những gì.
“Nhờ” bão, người dân Đà Nẵng phát hiện bờ kè ven biển, trụ điện… còn dễ đổ hơn cả hàng rào bằng tôn. Kè được xây bằng các khối bê tông gồm đá dăm, đá hộc “kết nối” với nhau bằng xi măng, không có lõi sắt, thép. Sóng lớn tràn qua, từng khối bê tông “được” bóc ra dễ dàng. Những cột điện được chôn không móng, gió cấp 10 đi qua, chúng đổ như rạ
Cơn bão số 9 đã làm lộ ra nhiều chuyện làm ăn hay quản lý bất cập, mà vào lúc gió yên biển lặng, không ai có thể biết được những cơn sóng ngầm phá hoại âm ỉ phía dưới… “Nhờ” bão, người dân Đà Nẵng phát hiện bờ kè ven biển, trụ điện… còn dễ đổ hơn cả hàng rào bằng tôn. Kè được xây bằng các khối bê tông gồm đá dăm, đá hộc “kết nối” với nhau bằng xi măng, không có lõi sắt, thép.
Sóng lớn tràn qua, từng khối bê tông “được” bóc ra dễ dàng. Những cột điện được chôn không móng, gió cấp 10 đi qua, chúng đổ như rạ. Tham nhũng và gian dối trong xây dựng vẫn là sự nhức nhối của xã hội. Không có trận cuồng phong vào biển Đà Nẵng thì trên bề mặt bê tông phẳng lì kia, khó ai biết được tường không móng, cột không có đế và con người không có…tim.
Mới hôm qua, lại có tin từ Quảng Bình. Đợt mưa lũ đã cuốn trôi gỗ khai thác trái phép, theo dòng sông Gianh ào ạt đổ về xuôi. Nhìn gỗ trôi sông cũng biết một phần thực trạng những cánh rừng đầu nguồn ở Tuyên Hóa đang bị tàn phá như thế nào.
Rồi dân tranh nhau vớt gỗ giữa mùa lũ tại cầu Quảng Huế, huyện Đại Lộc, Quảng Nam. Số lượng gỗ khổng lồ ấy do lâm tặc khai thác chưa kịp mang về xuôi, do xây dựng nhiều nhà máy thủy điện, mở đường giao thông và các công trình khác. Người ta thấy cả cây cổ thụ nguyên gốc rễ, những súc gỗ quí được cưa cắt rất chuyên nghiệp.
Hàng ngàn hécta rừng bị tàn phá, hàng vạn mét khối gỗ rừng bị vận chuyển về xuôi. Nếu nghe các báo cáo thì đều đánh giá rằng tình trạng khai thác gỗ lậu đã…giảm. Nhưng gỗ trôi che kín mặt sông mới “lộ” ra, tình trạng khai thác rừng bừa bãi đang xảy ra ngoài tầm kiểm soát.
Mới hôm qua, lại có tin từ Quảng Bình. Đợt mưa lũ đã cuốn trôi gỗ khai thác trái phép, theo dòng sông Gianh ào ạt đổ về xuôi. Nhìn gỗ trôi sông cũng biết một phần thực trạng những cánh rừng đầu nguồn ở Tuyên Hóa đang bị tàn phá như thế nào.
Im hơi lặng tiếng
Cách nay ít ngày, lại có thêm một vấn đề khác này sinh từ bão số 9. Nó làm nhiều diễn đàn điện tử và blogger phẫn nộ. Đó là câu chuyện 21 chiếc tàu đánh cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi thoát chết trong gang tấc.
Có tàu, trước khi bão đến, bị tàu tuần tra nước ngoài săn đuổi, chặn bắt. Ngư dân trên tàu bị đánh đập, những vật dụng thiết yếu giúp họ tồn tại trên biển như thùng đựng nước, thực phẩm,… bị cướp, bị phá hỏng, hoặc bị vứt xuống biển. Sau đó, tàu tuần tra của nước ngoài bỏ đi, để mặc ngư dân chống chọi với cuồng phong. Có tàu tấp vào một đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, đang bị hải quân Trung Quốc chiếm giữ để trú bão đã bị Hải quân Trung Quốc xả súng bắn đuổi… Trước những thông tin này, blogger Tuấn Khanh – cũng là một nhạc sĩ nêu thắc mắc “Nhà nước Việt Nam sẽ làm gì, khi nhân dân mình đổ máu?”. Blogger này viết: Thật khó tin là những người có trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam lại có thể im lặng lâu đến vậy trước câu chuyện đầy đau thương của 200 ngư dân Việt Nam đi tránh bão cuối tháng 9 vừa qua, lại bị hải quân Cộng sản Trung Quốc cướp bóc, tra tấn... không khác gì loại hải tặc man rợ… Sau sự kiện 12 người bị bắt, đến 25 người, rồi đến 200 người, mai đây sẽ là bao nhiêu nữa?
Nhà nước Việt Nam sẽ ứng xử như thế nào với những chuyện này xảy ra? Người phát ngôn Bộ Ngoại giao sẽ nói gì với tội ác của Cộng sản Trung Quốc?
Dân của tôi đổ máu, đất nước tôi rên xiết trước tội ác cận kề của cái gọi là "hữu nghị anh em" nhưng những người có trách nhiệm lại cứ lặng im.
Truyền hình Việt Nam có đủ tiền và thời gian để tường thuật và vinh danh lễ quốc khánh cộng sản Trung Quốc ngày 1 tháng 10, sao lại không có thời gian và nhân tính để tường thuật những nạn nhân Việt của hải quân cộng sản Trung Quốc ngày 30 tháng 9?
Ngược lại, lời ngợi ca tình yêu của hai anh em thì cứ bắt gặp nhan nhản trên truyền hình, báo chí. Có thể gọi đó là thứ tình yêu man rợ trên máu và nỗi đau của dân tộc và Tổ quốc của mình?
Truyền hình Việt Nam có đủ tiền và thời gian để tường thuật và vinh danh lễ quốc khánh cộng sản Trung Quốc ngày 1 tháng 10, sao lại không có thời gian và nhân tính để tường thuật những nạn nhân Việt của hải quân cộng sản Trung Quốc ngày 30 tháng 9?
Nếu là tôi, tôi sẽ xấu hổ, con cháu tôi sẽ gục đầu nhục nhã khi đồng bào tôi đổ máu mà tôi thì trơ trẽn nhận những hành động thù địch làm bạn đường.
Dân tộc Việt Nam hôm nay yếu hèn, đau đớn đến thế sao?
Ở bài viết “Bão… tố”, blogger Hiệu Minh đề nghị: Đừng đợi những cơn bão…”tố” ra những bất cập, gian dối hay vô cảm, nếu muốn dân tộc 85 triệu bước ra thế giới với “chân cứng đá mềm”.
Đề nghị đó liệu có được lắng nghe? Không ai dám chắc! Hồi tháng 5 năm 2006, sau bão Chanchu, trong bài viết có tựa là “Đau quá Biển ơi!”, đăng trên tờ Viet Tide, sau đó được diễn đàn điện tử Đàn Chim Việt đăng lại, một tác giả có bút danh là V.A.T.H đã từng nhìn lại trận bão cách đó mười năm: Mười năm trước, Biển đã từng tước đi sinh mạng hàng trăm ngư dân người Việt trong cơn bão số 5 của năm 1996.
Dù chương trình “Đánh bắt xa bờ” đã ngốn hết gần 1.400 tỉ đồng nhưng theo kết quả thanh tra mới được công bố hồi cuối tháng Tư vừa qua thì gần 1.400 tỉ đó đã không đến tay ngư dân.
Sau thảm nạn ấy, nhà cầm quyền ở quê tôi đã đẻ ra một chương trình gọi là “đánh bắt xa bờ”, nhằm hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu thuyền, trang bị thêm phương tiện đánh bắt, phương tiện đảm bảo an toàn hàng hải, hầu giảm bớt rủi ro, thiệt hại khi ngư dân kiếm sống trên biển.
Dù chương trình “Đánh bắt xa bờ” đã ngốn hết gần 1.400 tỉ đồng nhưng theo kết quả thanh tra mới được công bố hồi cuối tháng Tư vừa qua thì gần 1.400 tỉ đó đã không đến tay ngư dân. Các tỉnh - thành phố, quận – huyện, phường - xã của 29 tỉnh, thành phố nằm trong chương trình này đã thi nhau dựng ra những hợp tác xã ma, công ty ma để rút bằng hết nguồn vốn vay có tính ưu đãi đó. Gây ra một thảm nạn mới có khác gì Biển lại tạo điều kiện để họ tiếp tục đẻ ra những chương trình hỗ trợ X,Y,Z nào đó mà đối tượng thụ hưởng gần như chắc chắn vẫn không phải là các ngư dân nghèo ở quê tôi.
Dù sao bão cũng tạo cơ hội cho lãnh đạo đến với dân
Đúng mười năm sau, với bão Chanchu, V.A.T.H viết tiếp: Giống như vô số thảm nạn đã xảy ra trước đó, sau bão Chanchu, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nhà nước, Thủ tướng, Phó Thủ tướng và nhiều quan chức của Cộng Hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã gửi lời chia buồn, đã đến thăm các nạn nhân hoặc gia đình họ, đã hội họp để kiểm điểm, rút kinh nghiệm, bàn bạc phương cách khắc phục hậu qủa…
Đã có nhiều tuyên bố, nhiều hình ảnh về các hoạt động này. Có ân hận về hậu qủa, Biển đừng lấy những chuyện tôi vừa đề cập để tự trấn an. Biển nên biết điều này. Trong số hàng trăm phụ nữ đang vật vã khóc chồng con tử nạn vì bão Chanchu có một bà lão tên Phạm Thị Thúy. Bà Thuý ở phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, Đà Nẵng và là con gái của Liệt sĩ – Nữ anh hùng các lực lượng vũ trang Lê Thị Dãnh.
Muốn giúp dân, cứu dân, hãy về trước lũ. Đừng đợi đến khi bão lũ ập về nhấm chìm nhà cửa, xóm làng ngập trắng khăn tang mới hú còi inh ỏi về thăm dân, lôi những đứa trẻ nít còn vấn vành khăn tang trên đầu ra trước bàn thờ để trao phong bì, quay phim, chụp ảnh.
Mẹ bà được nhà cầm quyền đúc tượng đồng rồi đem dựng ở lối vào Đà Nẵng. Còn chồng bà ông Nguyễn Văn Độ đã xấp xỉ 70 song vì đói nghèo vẫn phải xuống một tàu đánh cá để nấu cơm, phơi mực. Con tàu này mới chìm và ông sẽ không bao giờ quay về để đưa bà đến ngắm pho tượng đồng ấy nữa… Vậy đó Biển à!
Năm nay, trong bài viết “Về trước lũ”, blogger Trương Duy Nhất góp ý: Muốn giúp dân, cứu dân, hãy về trước lũ. Đừng đợi đến khi bão lũ ập về nhấm chìm nhà cửa, xóm làng ngập trắng khăn tang mới hú còi inh ỏi về thăm dân, lôi những đứa trẻ nít còn vấn vành khăn tang trên đầu ra trước bàn thờ để trao phong bì, quay phim, chụp ảnh.
Những cách “về” như vậy chỉ phơi bày thêm sự giả dối, phản cảm và xa cách dân thêm mà thôi.
Tuy nhiên, thực tế của hàng chục năm đã qua chỉ ra, những đề nghị, những băn khoăn, trăn trở như vậy chưa bao giờ được đón nhận, được trân trọng đúng mức cần thiết!
Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.
Sunday, October 18, 2009
Monday, October 12, 2009
Nhà Xứ Hòa Cường _ Đà Nẵng
Wednesday, October 7, 2009
Thiên tai và Nhân tai.
Trường Khiết Tâm trước 1975
Tin tức về cơn bão số 9 vẫn còn tràn ngập trên báo chí, số người thiệt mạng và sự thiệt hại lan rộng khắp miền trung. Nhưng với giáo dân An Hải dù gia đình vẫn có ít nhiều thiệt hại, nhưng họ không còn nhớ có một cơn bão như vậy đã thổi qua đây, bởi vì có một cơn bão còn lớn hơn nhiều lần đang làm họ lo lắng : đêm 28 và ngày 29 tháng 9 năm 2009 ngôi trường Khiết Tâm của giáo xứ bất ngờ bị đập phá
Đứng để canh thức
Và kể từ ngày 29 tháng 9 đến ngày 5 tháng 10, giáo dân bỏ công ăn việc làm, gác lại việc gia đình để canh thức cho giáo xứ. Những người ngoại đạo như tôi không hiểu lắm về hai từ canh thức, trong tiếng Việt có lẽ chỉ có giáo hội công giáo dùng ngôn từ này : CANH THỨC. Có sách chép rằng : người ta canh thức vì biết kẻ trộm sẽ đến nhà mình, mà không biết giờ nào. Khi người ta yêu mến một ai đó thì cõi lòng luôn canh thức chờ đợi. Một người mẹ, một người vợ cũng làm như vậy với người thân của mình
Ngồi cũng canh thức ( tối 4/10)
Mà nằm cũng canh thức ( tối 4/10)
Giáo dân An Hải canh thức để bảo vệ nhà Chúa, nơi họ quý hơn nhà riêng của mình. Nơi đó không cho họ tiền tài vật chất nhưng cho họ bình an trong tâm hồn và niềm vui sống nơi trần gian. Hãy nhìn vào hình ảnh những giáo dân đang canh thức. Họ là ai ? Đó là một bác xe ôm, một anh sửa xe máy, một chị bán hàng rong, một bà bán nước mía, một cụ già chưa biết chữ quốc ngữ nhưng lòng quyết tâm bảo vệ nhà Chúa của họ thì thật đáng quý trọng, đáng yêu mến. Không ai phân công, không ai tổ chức, mà lúc nào cũng có vài chục giáo dân có mặt để giữ nguyên hiện trường. Dạo qua nhà thờ vào tối chúa nhật (4/10/2009) tôi thấy có hàng trăm giáo dân ngủ lại trong khuôn viên nhà thờ và trên đống đổ nát của ngôi trường dù trời mưa lất phất Cũng thật cảm động khi có nhiều lương dân đồng thuận với giáo dân. Họ là ai, không rõ. Nhưng bao giờ cũng mang đến nhiều lời động viên chia sẻ, cũng có khi là vài thùng mì tôm, một giỏ bánh mì, mấy hộp cà phê, vài bao thuốc lá, một túi áo mưa. Chưa thấy có ai phản đối việc làm của giáo dân. Không có “ quần chúng tự phát ”, cũng không có bạo lực cách mạng, những thứ đó không có đất sống tại đây. Một vài cán bộ của chính quyền đến phân tích hơn thiệt, bị giáo dân mời đi ngay lập tức Cũng thật mừng khi không thấy những hình ảnh phản cảm như tại Thái Hà, Tam Toà và Loan Lý. Không có hàng rào cảnh sát cơ động với dùi cui và chó nghiệp vụ đối diện với giáo dân hiền lành tay không tấc sắt. Ở đây chỉ có vài chú thanh niên xung kích vừa đứng chơi vừa tán gẫu. Kịch bản tồi của Loan Lý không có đất để diễn hay chính quyền địa phương đã nhanh chóng rút kinh nghiệm ? Cũng có thể vẫn còn đó những diễn viên tốt không muốn diễn lại vở kịch tồi Cuộc thương lượng giữa giáo xứ và chính quyền thành phố được nối lại từ chiều ngày 5 tháng 10, tình hình tạm thời lắng dịu. Nghe nói chính quyền bước đầu đã lắng nghe tiếng nói của giáo xứ và bà con lương giáo Đà Nẵng nghĩ rằng : kịch bản của Thái Hà, Tam Toà, Loan Lý đã không diễn lại tại An Hải Nhưng hãy canh thức ! V.L Một cư dân của thành phố Đà Nẵng ------------------------------- Việt Báo Thứ Bảy, 10/3/2009, 12:00:00 AM ĐÀ NẴNG -- Thừa cơ bão lụt, công an phá sập một trường học Công giáo ở Giáo Phận Đà Nẵng. Bản tin nhan đề “Trường học tại giáo xứ An Hải giáo phận Đà Nẵng bị chính quyền phá hủy” trên mạng VietCatholic News hôm 2-10-2009 viết như sau.
Trường Học Tại Giáo Xứ An Hải Giáo Phận Đà Nẳng Bị Phá Hủy...
Lợi dụng cơn bão số 9 (Ketsana) đang thổi vào Đànẳng, Chiều ngày 28/09/09, vào lúc gần 05 giờ UBND Quận Sơn Trà, huy động hàng trăm công an chận tất cả con đường Nguyễn công Trứ dẩn vào nhà thờ Gíáo xứ toạ lạc tại An Hải tây, Sơn Trà, Đànẳng, và dùng hai xe ủi vào tận nơi khuôn viên Giáo Xứ ủi sập trường học mà sau năm 1975 Giáo xứ đã cho muợn tạm làm cơ sở Giáo Dục. Sau hơn hai tiếng đồng hồ, trường học của Giáo xứ trở thành bình địa và khi Giáo Dân tràn được vào khuôn viên nhà thờ, khi đó lực luợng mới rút đi, chỉ để lại một số công an lảng vảng chung quanh nhà thờ.
Điều trớ trêu, lúc 02 giờ chiều cùng ngày Linh Mục Trần Quốc Việt có giấy mời đến UBND Quận để gặp chủ tịch UBND Quận Sơn Trà để thảo luận về việc qui họach trên địa bàn của Quận trong đó Trường học của Giáo xứ nằm trong diện nầy, đến nơi, được trả lời chủ tịch bận đi chỉ đạo “Chống Bão“ theo chỉ thị của nhà nước cọng sản Việt nam. Khi Ngài về đến nơi, thì đã có sẳn công an dày đặc chung quanh Giáo Xứ. Cái thất nhân tâm nhất là chính trường học nầy, cùng với cơ sở như nhà thờ, chùa chiền khác đã bao lần mở cửa đón người dân vào tránh bão, thế nhưng UBND Quận Sơn Trà lại cho đập phá trong lúc người dân cần một nơi an tòan để náu thân khi cơn bão đang tràn đến. Giáo Xứ An Hải nằm dọc trên Sông Hàn, đối diện bên kia sông là Tòa Thị chính cũ của VNCH trước năm 1975. Số Giáo dân trước năm 1975 trên 3,000, nhưng khi cọng sản chiếm Miền Nam, một số giáo dân đã bỏ vào nam sinh sống và một số ra hải ngọai, hiện nay chỉ còn 1,100 giáo dân tại Giáo Xứ nầy.
Theo lời Linh Mục quản xứ cho biết UBND Quận Sơn Trà hứa sẽ giải quyết, vậy giải quyết gì đây khi trường học của Giáo Xứ chỉ là đống gạch vụn ngổn ngang nằm trên nền đất trong khuôn viên giáo xứ. Rất tiếc, vì cúp điện một tuần trước khi sự cố này xảy ra, chúng tôi sẽ cập nhật chi tiết và hình ảnh khi máy điện tóan họat động trở lại. Đànẳng 02/10/09 Bảo Tịnh