Khoảng nửa tháng đã trôi qua kể từ khi trận bão thứ 9 của năm nay ở Việt Nam, tên quốc tế là Ketsana, đổ vào miền Trung. Trận bão này không chỉ làm 163 người chết, 17 người mất tích, tổng thiệt hại vật chất khoảng 14.000 tỷ đồng.
Sau khi bị Bí thư tỉnh Quảng Ngãi phê phán về chuyện dự báo bão số 9, họ đã phản bác kịch liệt, kèm theo nhiều dẫn chứng nhằm chứng minh, sở dĩ Quảng Ngãi bị thiệt hại nặng nề là vì chính quyền địa phương thiếu trách nhiệm.
Thay vì nhận thì cãi
Giống như nhiều trận bão khác, bão số 9 tiếp tục làm bật ra nhiều vấn đề tuy không mới nhưng nhức nhối.
Vấn đề đầu tiên là chuyện dự báo và chuyện phòng chống bão. Trước đây, Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia đã từng đưa ra một số dự báo sai, góp phần tạo ra thảm họa, nên từng phải xin lỗi, song lần này, sau khi bị Bí thư tỉnh Quảng Ngãi phê phán về chuyện dự báo bão số 9, họ đã phản bác kịch liệt, kèm theo nhiều dẫn chứng nhằm chứng minh, sở dĩ Quảng Ngãi bị thiệt hại nặng nề là vì chính quyền địa phương thiếu trách nhiệm.
Trong một bài viết ngắn có tựa là “Chuyện sau bão”, blogger Trương Duy Nhất, cho rằng: Mấy ngày qua, báo chí đưa tin ông Bí thư tỉnh Quảng Ngãi và ông Dự báo thời tiết cãi tranh nhau chuyện “thằng nào có lỗi”… Xem báo, đài, nghe các ông cãi nhau ỏm tỏi mà buồn, bực và… điên tiết.
Dân đang đói khát, chết chóc tang thương, không phải là lúc để các ông ngồi ưỡn bụng trên ti vi cãi nhau xem “thằng nào chịu trách nhiệm” và “thằng nào thương dân hơn thằng nào”. Làm quan cỡ ấy - vứt! Nếu có quyền cầm gậy phang, tôi phang cả hai ông.
Cùng bàn về chuyện phòng chống bão, trong một bài viết có tựa là “Cách thức chống bão: Nhìn người nghĩ đến ta”, gửi đến diễn đàn điện tử Bauxite Việt Nam, ông Nguyễn Thành Long nhận xét: Cơn bão Melor đổ vào nước Nhật với cường độ gió lớn hơn cơn bão Ketsana nhiều nhưng xem ra người dân Nhật chỉ việc đóng cửa ngồi trong nhà và rung đùi uống trà đạo.
Họ không lo vất vả chằng chống nhà cửa, cũng không lo hụt hơi, vắt chân lên cổ mà chạy như ở nước mình. Vì sao vậy ? Đơn giản vì các cơ sở vật chất và các công trình dân sự của họ vững chắc… Cung cách phòng chống bão lụt thiên tai của họ khác xa với nước mình. Họ phòng chống bằng cách lo xa: xây dựng các cơ sở hạ tầng thật kiên cố và vững chãi.
Nhà dân thì sơ sài, tạm bợ, ngay cả những khu vực nằm trong tầm ngắm thường xuyên của bão lụt. Có người bảo rằng giá mà nhà dân đều được xây dựng kiên cố như nhà của các bác cán bộ nhà nước thì hậu quả của bão đâu đến nỗi thương đau như vừa qua!..
Trong khi đó, tuy Việt Nam có hệ thống phòng chống lụt bão từ trung ương tới phường, xã nhưng theo ông Long: Sau cơn bão nào, hậu quả để lại cũng nặng nề. Sau cơn bão nào, người dân cũng phải oằn mình khắc phục thảm họa. Sau cơn bão nào, đồng bào khắp nơi cũng phải thắt lưng buộc bụng để quyên góp cứu trợ thiên tai. Ông Long cho rằng:
Tất cả chỉ vì cơ sở hạ tầng và các công trình dân sinh chất lượng quá kém. Nhà dân thì sơ sài, tạm bợ, ngay cả những khu vực nằm trong tầm ngắm thường xuyên của bão lụt. Có người bảo rằng giá mà nhà dân đều được xây dựng kiên cố như nhà của các bác cán bộ nhà nước thì hậu quả của bão đâu đến nỗi thương đau như vừa qua!..
Trời nghiệm thu
Trên thực tế, trận bão thứ 9 của năm nay tiếp tục được xem như cách thiên nhiên tổ chức nghiệm thu chất lượng của các công trình và cung cách quản lý, đây là chủ đề thứ hai liên quan đến bão số 9, đang được một số diễn đàn điện tử và blogger bàn luận. Blogger Hiệu Minh hệ thống tin tức trên các phương tiện truyền thống chính thống và nhận định: Khó khăn qua đi, cơn bão lòng sẽ đến. Người ta tự hỏi, sau mỗi hoạn nạn, chúng ta học được những gì.
“Nhờ” bão, người dân Đà Nẵng phát hiện bờ kè ven biển, trụ điện… còn dễ đổ hơn cả hàng rào bằng tôn. Kè được xây bằng các khối bê tông gồm đá dăm, đá hộc “kết nối” với nhau bằng xi măng, không có lõi sắt, thép. Sóng lớn tràn qua, từng khối bê tông “được” bóc ra dễ dàng. Những cột điện được chôn không móng, gió cấp 10 đi qua, chúng đổ như rạ
Cơn bão số 9 đã làm lộ ra nhiều chuyện làm ăn hay quản lý bất cập, mà vào lúc gió yên biển lặng, không ai có thể biết được những cơn sóng ngầm phá hoại âm ỉ phía dưới… “Nhờ” bão, người dân Đà Nẵng phát hiện bờ kè ven biển, trụ điện… còn dễ đổ hơn cả hàng rào bằng tôn. Kè được xây bằng các khối bê tông gồm đá dăm, đá hộc “kết nối” với nhau bằng xi măng, không có lõi sắt, thép.
Sóng lớn tràn qua, từng khối bê tông “được” bóc ra dễ dàng. Những cột điện được chôn không móng, gió cấp 10 đi qua, chúng đổ như rạ. Tham nhũng và gian dối trong xây dựng vẫn là sự nhức nhối của xã hội. Không có trận cuồng phong vào biển Đà Nẵng thì trên bề mặt bê tông phẳng lì kia, khó ai biết được tường không móng, cột không có đế và con người không có…tim.
Mới hôm qua, lại có tin từ Quảng Bình. Đợt mưa lũ đã cuốn trôi gỗ khai thác trái phép, theo dòng sông Gianh ào ạt đổ về xuôi. Nhìn gỗ trôi sông cũng biết một phần thực trạng những cánh rừng đầu nguồn ở Tuyên Hóa đang bị tàn phá như thế nào.
Rồi dân tranh nhau vớt gỗ giữa mùa lũ tại cầu Quảng Huế, huyện Đại Lộc, Quảng Nam. Số lượng gỗ khổng lồ ấy do lâm tặc khai thác chưa kịp mang về xuôi, do xây dựng nhiều nhà máy thủy điện, mở đường giao thông và các công trình khác. Người ta thấy cả cây cổ thụ nguyên gốc rễ, những súc gỗ quí được cưa cắt rất chuyên nghiệp.
Hàng ngàn hécta rừng bị tàn phá, hàng vạn mét khối gỗ rừng bị vận chuyển về xuôi. Nếu nghe các báo cáo thì đều đánh giá rằng tình trạng khai thác gỗ lậu đã…giảm. Nhưng gỗ trôi che kín mặt sông mới “lộ” ra, tình trạng khai thác rừng bừa bãi đang xảy ra ngoài tầm kiểm soát.
Mới hôm qua, lại có tin từ Quảng Bình. Đợt mưa lũ đã cuốn trôi gỗ khai thác trái phép, theo dòng sông Gianh ào ạt đổ về xuôi. Nhìn gỗ trôi sông cũng biết một phần thực trạng những cánh rừng đầu nguồn ở Tuyên Hóa đang bị tàn phá như thế nào.
Im hơi lặng tiếng
Cách nay ít ngày, lại có thêm một vấn đề khác này sinh từ bão số 9. Nó làm nhiều diễn đàn điện tử và blogger phẫn nộ. Đó là câu chuyện 21 chiếc tàu đánh cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi thoát chết trong gang tấc.
Có tàu, trước khi bão đến, bị tàu tuần tra nước ngoài săn đuổi, chặn bắt. Ngư dân trên tàu bị đánh đập, những vật dụng thiết yếu giúp họ tồn tại trên biển như thùng đựng nước, thực phẩm,… bị cướp, bị phá hỏng, hoặc bị vứt xuống biển. Sau đó, tàu tuần tra của nước ngoài bỏ đi, để mặc ngư dân chống chọi với cuồng phong. Có tàu tấp vào một đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, đang bị hải quân Trung Quốc chiếm giữ để trú bão đã bị Hải quân Trung Quốc xả súng bắn đuổi… Trước những thông tin này, blogger Tuấn Khanh – cũng là một nhạc sĩ nêu thắc mắc “Nhà nước Việt Nam sẽ làm gì, khi nhân dân mình đổ máu?”. Blogger này viết: Thật khó tin là những người có trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam lại có thể im lặng lâu đến vậy trước câu chuyện đầy đau thương của 200 ngư dân Việt Nam đi tránh bão cuối tháng 9 vừa qua, lại bị hải quân Cộng sản Trung Quốc cướp bóc, tra tấn... không khác gì loại hải tặc man rợ… Sau sự kiện 12 người bị bắt, đến 25 người, rồi đến 200 người, mai đây sẽ là bao nhiêu nữa?
Nhà nước Việt Nam sẽ ứng xử như thế nào với những chuyện này xảy ra? Người phát ngôn Bộ Ngoại giao sẽ nói gì với tội ác của Cộng sản Trung Quốc?
Dân của tôi đổ máu, đất nước tôi rên xiết trước tội ác cận kề của cái gọi là "hữu nghị anh em" nhưng những người có trách nhiệm lại cứ lặng im.
Truyền hình Việt Nam có đủ tiền và thời gian để tường thuật và vinh danh lễ quốc khánh cộng sản Trung Quốc ngày 1 tháng 10, sao lại không có thời gian và nhân tính để tường thuật những nạn nhân Việt của hải quân cộng sản Trung Quốc ngày 30 tháng 9?
Ngược lại, lời ngợi ca tình yêu của hai anh em thì cứ bắt gặp nhan nhản trên truyền hình, báo chí. Có thể gọi đó là thứ tình yêu man rợ trên máu và nỗi đau của dân tộc và Tổ quốc của mình?
Truyền hình Việt Nam có đủ tiền và thời gian để tường thuật và vinh danh lễ quốc khánh cộng sản Trung Quốc ngày 1 tháng 10, sao lại không có thời gian và nhân tính để tường thuật những nạn nhân Việt của hải quân cộng sản Trung Quốc ngày 30 tháng 9?
Nếu là tôi, tôi sẽ xấu hổ, con cháu tôi sẽ gục đầu nhục nhã khi đồng bào tôi đổ máu mà tôi thì trơ trẽn nhận những hành động thù địch làm bạn đường.
Dân tộc Việt Nam hôm nay yếu hèn, đau đớn đến thế sao?
Ở bài viết “Bão… tố”, blogger Hiệu Minh đề nghị: Đừng đợi những cơn bão…”tố” ra những bất cập, gian dối hay vô cảm, nếu muốn dân tộc 85 triệu bước ra thế giới với “chân cứng đá mềm”.
Đề nghị đó liệu có được lắng nghe? Không ai dám chắc! Hồi tháng 5 năm 2006, sau bão Chanchu, trong bài viết có tựa là “Đau quá Biển ơi!”, đăng trên tờ Viet Tide, sau đó được diễn đàn điện tử Đàn Chim Việt đăng lại, một tác giả có bút danh là V.A.T.H đã từng nhìn lại trận bão cách đó mười năm: Mười năm trước, Biển đã từng tước đi sinh mạng hàng trăm ngư dân người Việt trong cơn bão số 5 của năm 1996.
Dù chương trình “Đánh bắt xa bờ” đã ngốn hết gần 1.400 tỉ đồng nhưng theo kết quả thanh tra mới được công bố hồi cuối tháng Tư vừa qua thì gần 1.400 tỉ đó đã không đến tay ngư dân.
Sau thảm nạn ấy, nhà cầm quyền ở quê tôi đã đẻ ra một chương trình gọi là “đánh bắt xa bờ”, nhằm hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu thuyền, trang bị thêm phương tiện đánh bắt, phương tiện đảm bảo an toàn hàng hải, hầu giảm bớt rủi ro, thiệt hại khi ngư dân kiếm sống trên biển.
Dù chương trình “Đánh bắt xa bờ” đã ngốn hết gần 1.400 tỉ đồng nhưng theo kết quả thanh tra mới được công bố hồi cuối tháng Tư vừa qua thì gần 1.400 tỉ đó đã không đến tay ngư dân. Các tỉnh - thành phố, quận – huyện, phường - xã của 29 tỉnh, thành phố nằm trong chương trình này đã thi nhau dựng ra những hợp tác xã ma, công ty ma để rút bằng hết nguồn vốn vay có tính ưu đãi đó. Gây ra một thảm nạn mới có khác gì Biển lại tạo điều kiện để họ tiếp tục đẻ ra những chương trình hỗ trợ X,Y,Z nào đó mà đối tượng thụ hưởng gần như chắc chắn vẫn không phải là các ngư dân nghèo ở quê tôi.
Dù sao bão cũng tạo cơ hội cho lãnh đạo đến với dân
Đúng mười năm sau, với bão Chanchu, V.A.T.H viết tiếp: Giống như vô số thảm nạn đã xảy ra trước đó, sau bão Chanchu, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nhà nước, Thủ tướng, Phó Thủ tướng và nhiều quan chức của Cộng Hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã gửi lời chia buồn, đã đến thăm các nạn nhân hoặc gia đình họ, đã hội họp để kiểm điểm, rút kinh nghiệm, bàn bạc phương cách khắc phục hậu qủa…
Đã có nhiều tuyên bố, nhiều hình ảnh về các hoạt động này. Có ân hận về hậu qủa, Biển đừng lấy những chuyện tôi vừa đề cập để tự trấn an. Biển nên biết điều này. Trong số hàng trăm phụ nữ đang vật vã khóc chồng con tử nạn vì bão Chanchu có một bà lão tên Phạm Thị Thúy. Bà Thuý ở phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, Đà Nẵng và là con gái của Liệt sĩ – Nữ anh hùng các lực lượng vũ trang Lê Thị Dãnh.
Muốn giúp dân, cứu dân, hãy về trước lũ. Đừng đợi đến khi bão lũ ập về nhấm chìm nhà cửa, xóm làng ngập trắng khăn tang mới hú còi inh ỏi về thăm dân, lôi những đứa trẻ nít còn vấn vành khăn tang trên đầu ra trước bàn thờ để trao phong bì, quay phim, chụp ảnh.
Mẹ bà được nhà cầm quyền đúc tượng đồng rồi đem dựng ở lối vào Đà Nẵng. Còn chồng bà ông Nguyễn Văn Độ đã xấp xỉ 70 song vì đói nghèo vẫn phải xuống một tàu đánh cá để nấu cơm, phơi mực. Con tàu này mới chìm và ông sẽ không bao giờ quay về để đưa bà đến ngắm pho tượng đồng ấy nữa… Vậy đó Biển à!
Năm nay, trong bài viết “Về trước lũ”, blogger Trương Duy Nhất góp ý: Muốn giúp dân, cứu dân, hãy về trước lũ. Đừng đợi đến khi bão lũ ập về nhấm chìm nhà cửa, xóm làng ngập trắng khăn tang mới hú còi inh ỏi về thăm dân, lôi những đứa trẻ nít còn vấn vành khăn tang trên đầu ra trước bàn thờ để trao phong bì, quay phim, chụp ảnh.
Những cách “về” như vậy chỉ phơi bày thêm sự giả dối, phản cảm và xa cách dân thêm mà thôi.
Tuy nhiên, thực tế của hàng chục năm đã qua chỉ ra, những đề nghị, những băn khoăn, trăn trở như vậy chưa bao giờ được đón nhận, được trân trọng đúng mức cần thiết!
Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.