Wednesday, November 4, 2009

Chính phủ Obama và vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam

Khánh An, phóng viên RFA
2009-10-28



Danh sách CPC 2009 bao gồm 8 quốc gia, trong đó không có Việt Nam, đã gây ra nhiều phản ứng khác nhau trong dư luận người Việt cả trong lẫn ngoài nước. Khánh An phỏng vấn ông Scott Flipse của USCIRF.


Ông Scott Filpse, Giám đốc chương trình Đông Á - Thái Bình Dương, đồng thời là chuyên gia phân tích chính sách của Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ USCIRF, cho rằng vẫn có nhiều hy vọng cho lần xét duyệt danh sách CPC sắp tới, vì theo ông, danh sách CPC 2009 là kết quả của thời gian quản trị thời Tổng thống George W. Bush.


Ông và Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ vẫn đang đấu tranh cho việc đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC lần tới, tức là bắt tính từ thời điểm Tổng thống Obama bắt đầu nắm nhiệm kỳ. Ông Flipse bày tỏ niềm hy vọng của mình như sau:


Ông Scott Filpse: Hy vọng họ sớm công bố danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về vấn đề tôn giáo và Việt Nam sẽ nằm trong danh sách đó. Đó cũng là đề nghị của chúng tôi. Tuy nhiên, nếu xem báo cáo về vấn đề tự do tôn giáo của Ủy hội Tự do Tôn Giáo Quốc tế trong phần nói về Việt Nam, bạn có thể thấy rằng có vẻ như Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ sẽ không đặt Việt Nam trở lại danh sách CPC. Đáng tiếc, chúng tôi nghĩ rằng đã có đầy đủ bằng chứng để đưa Việt Nam trở lại danh sách này.


Tình hình tôn giáo tại VN


Khánh An: Xin ông cho biết những công việc mà Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế đã làm đối với vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam?


Ông Scott Filpse: Ủy hội Tự do Tôn Giáo Quốc tế đã đến Việt Nam vào tháng 5 vừa rồi và chúng tôi đã báo cáo tình hình lại cho bà Ngọai trưởng về những vấn đề cần quan tâm. Đó là vẫn có những tù nhân lương tâm như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Luật sư Nguyễn Văn Đài, Luật sư Lê Thị Công Nhân và lãnh đạo các tôn giáo như Cao Đài, Hoà Hảo, Phật Giáo, Phật Giáo Khmer…


Thứ đến, chúng tôi tin rằng có một sự đàn áp và sắp xếp lại trật tự đối với các tôn giáo. Chúng tôi đã công bố công khai cũng như thảo luận riêng với Bà Ngọai Trưởng. Chúng tôi tin rằng tất cả những điều trên sẽ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC.


Chúng tôi biết có một vài cải thiện nhưng lại có quá nhiều người bị đàn áp và bỏ tù chi vì muốn hành đạo. Chúng tôi không đồng quan điểm với Đại sứ Hoa Kỳ và chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày quan điểm của mình với Nhà Trắng và Bà Ngọai trưởng.Ô. Scott Filpse


Khánh An: Và ông đã nhận được hồi đáp như thế nào từ phía Bà Ngọai trưởng Hoa Kỳ?


Ông Scott Filpse: Bà Ngọai trưởng nói với chúng tôi rằng bà sẽ xem xét tất cả các chứng cứ cũng như đề nghị của chúng tôi khi bà quyết định danh sách CPC. Chúng tôi đã sẵn sàng để đối thọai với Ngọai trưởng và các thành viên khác trong Bộ Ngọai Giao cũng như Nhà Trắng về vấn đề này.


Chúng tôi không đồng ý với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Michalak, khi ông nói rằng không có đủ bằng chứng để đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC và tiếp tục ngày càng có nhiều bằng chứng về vấn đề tự do tôn giáo đã được cải thiện.


Phái đoàn Ủy ban của Hoa Kỳ về Tự do Tôn Giáo Quốc tế USCIRF trong chuyến viếng thăm và làm việc tại Việt Nam hồi tháng 5-2009. Chúng tôi biết có một vài cải thiện nhưng lại có quá nhiều người bị đàn áp và bỏ tù chi vì muốn hành đạo. Chúng tôi không đồng quan điểm với Đại sứ Hoa Kỳ và chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày quan điểm của mình với Nhà Trắng và Bà Ngọai trưởng.


CPC và quan hệ Mỹ-Việt


Khánh An: Thưa ông, ông có cho đây là một chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ không?


Ông Scott Filpse: Đây là một chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ hiện nay nhưng chính sách có thể thay đổi và chúng tôi đang cố gắng để thay đổi nó. Khi Tổng thống Obama còn là một Thượng Nghị Sĩ, ông làm việc rất sát với chúng tôi và chúng tôi còn giữ lá thư mà ông đã yêu cầu Tổng thống Bush thay đổi chính sách liên quan đến vấn đề CPC của Việt Nam.


Năm 2008 vẫn là những chuyện đàn áp tương tự như trước và Thượng Nghị Sĩ Obama có biết chuyện này. Vì vậy, chúng tôi hy vọng khi nói chuyện với Tổng thống Obama, ông sẽ có cùng quan điểm với chúng tôi.


Đại sứ Hoa Kỳ có cái nhìn của ông, chúng tôi lại có cái nhìn khác, hy vọng rằng chúng tôi có thể thuyết phục Nhà Trắng và Bộ Ngoại Giao thay đổi quan điểm. Tôi cho rằng danh sách CPC từ năm 2004 đến năm 2006 đã có tác dụng rất hiệu quả khi nó khiến cho nhà cầm quyền Việt Nam phải thay đổi, đặt ra các điều luật mới, nới lỏng các họat động tôn giáo… Vì vậy, chúng tôi rất mong điều này xảy ra một lần nữa.


Cũng cần lưu ý rằng, danh sách CPC thực ra không làm ảnh hưởng quan hệ song phương giữa hai nước. Trao đổi giao thương, viện trợ nhân đạo, du lịch… vẫn diễn ra bình thường trong thời gian Việt Nam nằm trong danh sách CPC. Điều này cho thấy danh sách CPC không ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác nhưng lại có một tác dụng rất tích cực trong vấn đề tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do hội họp.


Khánh An: Nhiều người cho rằng Hoa Kỳ muốn duy trì thế cân bằng trong khu vực với Trung Quốc nên đã giúp đỡ Việt Nam nhằm hạn chế sự bành trướng của Trung Quốc. Đó là lý do tại sao chính phủ Hoa Kỳ nhẹ tay với Việt Nam trong vấn đề tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền. Ông nghĩ sao về vấn đề này?


Ông Scott Filpse: Vào tháng 5 năm 2009, trong kỳ xem xét định kỳ các vấn đề của Việt Nam tại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ đã đánh giá nhiều mặt trong đó bao gồm những vấn đề liên quan đến tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền. Kết quả là Hoa Kỳ đã giáng bậc tất cả các vấn đề có liên quan đến Việt Nam trong danh sách.


Chúng tôi tin rằng đây là một khởi điểm tốt để chúng tôi làm việc. Tổng thống Obama đã có hồ sơ về vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo và thi hành luật pháp ở Việt Nam khi ông còn là Thượng Nghị Sĩ. Chúng tôi biết rằng chính quyền mới của Hoa Kỳ cũng đang phải giải quyết rất nhiều vấn đề quan trọng khác, nhưng nếu có cơ hội, chúng tôi sẽ trình bày cho Tổng thống các chứng cứ cũng như cho ông thấy rằng CPC không làm ảnh hưởng đến quan hệ song phương thì ông sẽ đồng ý với chúng tôi. Và lúc đó, nhân quyền sẽ là một phần quan trọng trong quan hệ giữa hai nước.


Còn Trung Quốc lại là một vấn đề khác. Chúng tôi không nghĩ nên nối kết vấn đề của hai nước với nhau. Có quá nhiều điểm khác nhau giữa hai quốc gia thay vì chỉ là vấn đề lợi ích của Hoa Kỳ. Vì vậy, trong cương vị của mình, chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để đưa vấn đề lên các cấp có thẩm quyền cao hơn.


Chúng tôi tin rằng trong tương lai của Việt Nam với nhiều người dân không chỉ chú tâm vào thương mại kinh doanh, mà có cả những ngừơi đấu tranh cho tự do, quan tâm đến chính trị, tôn giáo, tự do ngôn luận... Đó cũng chính là những người mà chính phủ Hoa Kỳ cần ủng hộ và lên tiếng thay cho họ.Ô. Scott Filpse


Khánh An: Như ông đã nói, danh sách CPC 2009 là kết quả từ thời tổng thống Bush và trong đó không có Việt Nam. Như vậy, Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế sẽ làm gì trong tương lai để cải thiện tình hình?


Ông Scott Filpse: CPC là công cụ ngoại giao duy nhất cho vấn đề này. Tất nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục tường trình những điều biết được, theo đuổi các chính sách mới của Hoa Kỳ cho vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam. Chúng tôi tin rằng quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ có một tầm quan trọng rất lớn và ước mơ của rất nhiều người Việt Nam là xây dựng đất nước phồn thịnh và tự do hơn.


Chúng tôi tin rằng trong tương lai của Việt Nam với nhiều người dân không chỉ chú tâm vào thương mại kinh doanh, mà có cả những ngừơi đấu tranh cho tự do, quan tâm đến chính trị, tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do hội họp trong ôn hoà, tất cả sẽ là tương lai của Việt Nam. Đó cũng chính là những người mà chính phủ Hoa Kỳ cần ủng hộ và lên tiếng thay cho họ. Đó cũng là điều mà chúng tôi đang cố gắng làm.


Ở đây không chỉ là vấn đề ổn định của chính phủ Việt Nam, mà nó còn là nghĩa vụ và uy tín của Việt Nam. Nhân quyền không phải là một điều quan trọng chỉ với tổ chức nhân quyền quốc tế mà còn cho chính bản thân người Việt Nam.


Khánh An: Vâng, xin cám ơn ông.


Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.






Thursday, October 22, 2009

Bão, chính sách và nhân tâm


Vài năm nay, sự phát triển của Internet đã trở thành tiền đề, giúp hình thành một mạng lưới báo chí độc lập so với hệ thống của nhà nước. Đó là các diễn đàn điện tử và blog, nơi người ta có thể tìm thấy thông tin cũng như chia sẻ với nhau những suy nghĩ khác hẳn với hệ thống truyền thông phụ thuộc chính quyền, bởi chúng phong phú hơn, và khách quan hơn.
Photo: RFA Nhiều khu vực của tỉnh Quang Nam bi ngập lụt sau trận bão Ketsana

Nhằm gửi đến quý thính giả bức tranh về hiện tình Việt Nam qua cái nhìn của người dân, ban Việt ngữ giới thiệu một số thông tin, vấn đề đáng chú ý trên các diễn đàn điện tử và blog. Chuyên mục hàng tuần này do Trân Văn thực hiện...


Khoảng nửa tháng đã trôi qua kể từ khi trận bão thứ 9 của năm nay ở Việt Nam, tên quốc tế là Ketsana, đổ vào miền Trung. Trận bão này không chỉ làm 163 người chết, 17 người mất tích, tổng thiệt hại vật chất khoảng 14.000 tỷ đồng.

Sau khi bị Bí thư tỉnh Quảng Ngãi phê phán về chuyện dự báo bão số 9, họ đã phản bác kịch liệt, kèm theo nhiều dẫn chứng nhằm chứng minh, sở dĩ Quảng Ngãi bị thiệt hại nặng nề là vì chính quyền địa phương thiếu trách nhiệm.

Thay vì nhận thì cãi

Giống như nhiều trận bão khác, bão số 9 tiếp tục làm bật ra nhiều vấn đề tuy không mới nhưng nhức nhối.

Vấn đề đầu tiên là chuyện dự báo và chuyện phòng chống bão. Trước đây, Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia đã từng đưa ra một số dự báo sai, góp phần tạo ra thảm họa, nên từng phải xin lỗi, song lần này, sau khi bị Bí thư tỉnh Quảng Ngãi phê phán về chuyện dự báo bão số 9, họ đã phản bác kịch liệt, kèm theo nhiều dẫn chứng nhằm chứng minh, sở dĩ Quảng Ngãi bị thiệt hại nặng nề là vì chính quyền địa phương thiếu trách nhiệm.

Trong một bài viết ngắn có tựa là “Chuyện sau bão”, blogger Trương Duy Nhất, cho rằng: Mấy ngày qua, báo chí đưa tin ông Bí thư tỉnh Quảng Ngãi và ông Dự báo thời tiết cãi tranh nhau chuyện “thằng nào có lỗi”… Xem báo, đài, nghe các ông cãi nhau ỏm tỏi mà buồn, bực và… điên tiết.

Dân đang đói khát, chết chóc tang thương, không phải là lúc để các ông ngồi ưỡn bụng trên ti vi cãi nhau xem “thằng nào chịu trách nhiệm” và “thằng nào thương dân hơn thằng nào”. Làm quan cỡ ấy - vứt! Nếu có quyền cầm gậy phang, tôi phang cả hai ông.

Cùng bàn về chuyện phòng chống bão, trong một bài viết có tựa là “Cách thức chống bão: Nhìn người nghĩ đến ta”, gửi đến diễn đàn điện tử Bauxite Việt Nam, ông Nguyễn Thành Long nhận xét: Cơn bão Melor đổ vào nước Nhật với cường độ gió lớn hơn cơn bão Ketsana nhiều nhưng xem ra người dân Nhật chỉ việc đóng cửa ngồi trong nhà và rung đùi uống trà đạo.

Họ không lo vất vả chằng chống nhà cửa, cũng không lo hụt hơi, vắt chân lên cổ mà chạy như ở nước mình. Vì sao vậy ? Đơn giản vì các cơ sở vật chất và các công trình dân sự của họ vững chắc… Cung cách phòng chống bão lụt thiên tai của họ khác xa với nước mình. Họ phòng chống bằng cách lo xa: xây dựng các cơ sở hạ tầng thật kiên cố và vững chãi.

Nhà dân thì sơ sài, tạm bợ, ngay cả những khu vực nằm trong tầm ngắm thường xuyên của bão lụt. Có người bảo rằng giá mà nhà dân đều được xây dựng kiên cố như nhà của các bác cán bộ nhà nước thì hậu quả của bão đâu đến nỗi thương đau như vừa qua!..

Trong khi đó, tuy Việt Nam có hệ thống phòng chống lụt bão từ trung ương tới phường, xã nhưng theo ông Long: Sau cơn bão nào, hậu quả để lại cũng nặng nề. Sau cơn bão nào, người dân cũng phải oằn mình khắc phục thảm họa. Sau cơn bão nào, đồng bào khắp nơi cũng phải thắt lưng buộc bụng để quyên góp cứu trợ thiên tai. Ông Long cho rằng:

Tất cả chỉ vì cơ sở hạ tầng và các công trình dân sinh chất lượng quá kém. Nhà dân thì sơ sài, tạm bợ, ngay cả những khu vực nằm trong tầm ngắm thường xuyên của bão lụt. Có người bảo rằng giá mà nhà dân đều được xây dựng kiên cố như nhà của các bác cán bộ nhà nước thì hậu quả của bão đâu đến nỗi thương đau như vừa qua!..

Trời nghiệm thu

Trên thực tế, trận bão thứ 9 của năm nay tiếp tục được xem như cách thiên nhiên tổ chức nghiệm thu chất lượng của các công trình và cung cách quản lý, đây là chủ đề thứ hai liên quan đến bão số 9, đang được một số diễn đàn điện tử và blogger bàn luận. Blogger Hiệu Minh hệ thống tin tức trên các phương tiện truyền thống chính thống và nhận định: Khó khăn qua đi, cơn bão lòng sẽ đến. Người ta tự hỏi, sau mỗi hoạn nạn, chúng ta học được những gì.

“Nhờ” bão, người dân Đà Nẵng phát hiện bờ kè ven biển, trụ điện… còn dễ đổ hơn cả hàng rào bằng tôn. Kè được xây bằng các khối bê tông gồm đá dăm, đá hộc “kết nối” với nhau bằng xi măng, không có lõi sắt, thép. Sóng lớn tràn qua, từng khối bê tông “được” bóc ra dễ dàng. Những cột điện được chôn không móng, gió cấp 10 đi qua, chúng đổ như rạ



Cơn bão số 9 đã làm lộ ra nhiều chuyện làm ăn hay quản lý bất cập, mà vào lúc gió yên biển lặng, không ai có thể biết được những cơn sóng ngầm phá hoại âm ỉ phía dưới… “Nhờ” bão, người dân Đà Nẵng phát hiện bờ kè ven biển, trụ điện… còn dễ đổ hơn cả hàng rào bằng tôn. Kè được xây bằng các khối bê tông gồm đá dăm, đá hộc “kết nối” với nhau bằng xi măng, không có lõi sắt, thép.

Sóng lớn tràn qua, từng khối bê tông “được” bóc ra dễ dàng. Những cột điện được chôn không móng, gió cấp 10 đi qua, chúng đổ như rạ. Tham nhũng và gian dối trong xây dựng vẫn là sự nhức nhối của xã hội. Không có trận cuồng phong vào biển Đà Nẵng thì trên bề mặt bê tông phẳng lì kia, khó ai biết được tường không móng, cột không có đế và con người không có…tim.

Mới hôm qua, lại có tin từ Quảng Bình. Đợt mưa lũ đã cuốn trôi gỗ khai thác trái phép, theo dòng sông Gianh ào ạt đổ về xuôi. Nhìn gỗ trôi sông cũng biết một phần thực trạng những cánh rừng đầu nguồn ở Tuyên Hóa đang bị tàn phá như thế nào.

Rồi dân tranh nhau vớt gỗ giữa mùa lũ tại cầu Quảng Huế, huyện Đại Lộc, Quảng Nam. Số lượng gỗ khổng lồ ấy do lâm tặc khai thác chưa kịp mang về xuôi, do xây dựng nhiều nhà máy thủy điện, mở đường giao thông và các công trình khác. Người ta thấy cả cây cổ thụ nguyên gốc rễ, những súc gỗ quí được cưa cắt rất chuyên nghiệp.

Hàng ngàn hécta rừng bị tàn phá, hàng vạn mét khối gỗ rừng bị vận chuyển về xuôi. Nếu nghe các báo cáo thì đều đánh giá rằng tình trạng khai thác gỗ lậu đã…giảm. Nhưng gỗ trôi che kín mặt sông mới “lộ” ra, tình trạng khai thác rừng bừa bãi đang xảy ra ngoài tầm kiểm soát.

Mới hôm qua, lại có tin từ Quảng Bình. Đợt mưa lũ đã cuốn trôi gỗ khai thác trái phép, theo dòng sông Gianh ào ạt đổ về xuôi. Nhìn gỗ trôi sông cũng biết một phần thực trạng những cánh rừng đầu nguồn ở Tuyên Hóa đang bị tàn phá như thế nào.

Im hơi lặng tiếng

Cách nay ít ngày, lại có thêm một vấn đề khác này sinh từ bão số 9. Nó làm nhiều diễn đàn điện tử và blogger phẫn nộ. Đó là câu chuyện 21 chiếc tàu đánh cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi thoát chết trong gang tấc.

Có tàu, trước khi bão đến, bị tàu tuần tra nước ngoài săn đuổi, chặn bắt. Ngư dân trên tàu bị đánh đập, những vật dụng thiết yếu giúp họ tồn tại trên biển như thùng đựng nước, thực phẩm,… bị cướp, bị phá hỏng, hoặc bị vứt xuống biển. Sau đó, tàu tuần tra của nước ngoài bỏ đi, để mặc ngư dân chống chọi với cuồng phong. Có tàu tấp vào một đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, đang bị hải quân Trung Quốc chiếm giữ để trú bão đã bị Hải quân Trung Quốc xả súng bắn đuổi… Trước những thông tin này, blogger Tuấn Khanh – cũng là một nhạc sĩ nêu thắc mắc “Nhà nước Việt Nam sẽ làm gì, khi nhân dân mình đổ máu?”. Blogger này viết: Thật khó tin là những người có trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam lại có thể im lặng lâu đến vậy trước câu chuyện đầy đau thương của 200 ngư dân Việt Nam đi tránh bão cuối tháng 9 vừa qua, lại bị hải quân Cộng sản Trung Quốc cướp bóc, tra tấn... không khác gì loại hải tặc man rợ… Sau sự kiện 12 người bị bắt, đến 25 người, rồi đến 200 người, mai đây sẽ là bao nhiêu nữa?

Nhà nước Việt Nam sẽ ứng xử như thế nào với những chuyện này xảy ra? Người phát ngôn Bộ Ngoại giao sẽ nói gì với tội ác của Cộng sản Trung Quốc?

Dân của tôi đổ máu, đất nước tôi rên xiết trước tội ác cận kề của cái gọi là "hữu nghị anh em" nhưng những người có trách nhiệm lại cứ lặng im.

Truyền hình Việt Nam có đủ tiền và thời gian để tường thuật và vinh danh lễ quốc khánh cộng sản Trung Quốc ngày 1 tháng 10, sao lại không có thời gian và nhân tính để tường thuật những nạn nhân Việt của hải quân cộng sản Trung Quốc ngày 30 tháng 9?

Ngược lại, lời ngợi ca tình yêu của hai anh em thì cứ bắt gặp nhan nhản trên truyền hình, báo chí. Có thể gọi đó là thứ tình yêu man rợ trên máu và nỗi đau của dân tộc và Tổ quốc của mình?

Truyền hình Việt Nam có đủ tiền và thời gian để tường thuật và vinh danh lễ quốc khánh cộng sản Trung Quốc ngày 1 tháng 10, sao lại không có thời gian và nhân tính để tường thuật những nạn nhân Việt của hải quân cộng sản Trung Quốc ngày 30 tháng 9?

Nếu là tôi, tôi sẽ xấu hổ, con cháu tôi sẽ gục đầu nhục nhã khi đồng bào tôi đổ máu mà tôi thì trơ trẽn nhận những hành động thù địch làm bạn đường.

Dân tộc Việt Nam hôm nay yếu hèn, đau đớn đến thế sao?

Ở bài viết “Bão… tố”, blogger Hiệu Minh đề nghị: Đừng đợi những cơn bão…”tố” ra những bất cập, gian dối hay vô cảm, nếu muốn dân tộc 85 triệu bước ra thế giới với “chân cứng đá mềm”.

Đề nghị đó liệu có được lắng nghe? Không ai dám chắc! Hồi tháng 5 năm 2006, sau bão Chanchu, trong bài viết có tựa là “Đau quá Biển ơi!”, đăng trên tờ Viet Tide, sau đó được diễn đàn điện tử Đàn Chim Việt đăng lại, một tác giả có bút danh là V.A.T.H đã từng nhìn lại trận bão cách đó mười năm: Mười năm trước, Biển đã từng tước đi sinh mạng hàng trăm ngư dân người Việt trong cơn bão số 5 của năm 1996.

Dù chương trình “Đánh bắt xa bờ” đã ngốn hết gần 1.400 tỉ đồng nhưng theo kết quả thanh tra mới được công bố hồi cuối tháng Tư vừa qua thì gần 1.400 tỉ đó đã không đến tay ngư dân.

Sau thảm nạn ấy, nhà cầm quyền ở quê tôi đã đẻ ra một chương trình gọi là “đánh bắt xa bờ”, nhằm hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu thuyền, trang bị thêm phương tiện đánh bắt, phương tiện đảm bảo an toàn hàng hải, hầu giảm bớt rủi ro, thiệt hại khi ngư dân kiếm sống trên biển.

Dù chương trình “Đánh bắt xa bờ” đã ngốn hết gần 1.400 tỉ đồng nhưng theo kết quả thanh tra mới được công bố hồi cuối tháng Tư vừa qua thì gần 1.400 tỉ đó đã không đến tay ngư dân. Các tỉnh - thành phố, quận – huyện, phường - xã của 29 tỉnh, thành phố nằm trong chương trình này đã thi nhau dựng ra những hợp tác xã ma, công ty ma để rút bằng hết nguồn vốn vay có tính ưu đãi đó. Gây ra một thảm nạn mới có khác gì Biển lại tạo điều kiện để họ tiếp tục đẻ ra những chương trình hỗ trợ X,Y,Z nào đó mà đối tượng thụ hưởng gần như chắc chắn vẫn không phải là các ngư dân nghèo ở quê tôi.

Dù sao bão cũng tạo cơ hội cho lãnh đạo đến với dân

Đúng mười năm sau, với bão Chanchu, V.A.T.H viết tiếp: Giống như vô số thảm nạn đã xảy ra trước đó, sau bão Chanchu, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nhà nước, Thủ tướng, Phó Thủ tướng và nhiều quan chức của Cộng Hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã gửi lời chia buồn, đã đến thăm các nạn nhân hoặc gia đình họ, đã hội họp để kiểm điểm, rút kinh nghiệm, bàn bạc phương cách khắc phục hậu qủa…

Đã có nhiều tuyên bố, nhiều hình ảnh về các hoạt động này. Có ân hận về hậu qủa, Biển đừng lấy những chuyện tôi vừa đề cập để tự trấn an. Biển nên biết điều này. Trong số hàng trăm phụ nữ đang vật vã khóc chồng con tử nạn vì bão Chanchu có một bà lão tên Phạm Thị Thúy. Bà Thuý ở phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, Đà Nẵng và là con gái của Liệt sĩ – Nữ anh hùng các lực lượng vũ trang Lê Thị Dãnh.

Muốn giúp dân, cứu dân, hãy về trước lũ. Đừng đợi đến khi bão lũ ập về nhấm chìm nhà cửa, xóm làng ngập trắng khăn tang mới hú còi inh ỏi về thăm dân, lôi những đứa trẻ nít còn vấn vành khăn tang trên đầu ra trước bàn thờ để trao phong bì, quay phim, chụp ảnh.

Mẹ bà được nhà cầm quyền đúc tượng đồng rồi đem dựng ở lối vào Đà Nẵng. Còn chồng bà ông Nguyễn Văn Độ đã xấp xỉ 70 song vì đói nghèo vẫn phải xuống một tàu đánh cá để nấu cơm, phơi mực. Con tàu này mới chìm và ông sẽ không bao giờ quay về để đưa bà đến ngắm pho tượng đồng ấy nữa… Vậy đó Biển à!

Năm nay, trong bài viết “Về trước lũ”, blogger Trương Duy Nhất góp ý: Muốn giúp dân, cứu dân, hãy về trước lũ. Đừng đợi đến khi bão lũ ập về nhấm chìm nhà cửa, xóm làng ngập trắng khăn tang mới hú còi inh ỏi về thăm dân, lôi những đứa trẻ nít còn vấn vành khăn tang trên đầu ra trước bàn thờ để trao phong bì, quay phim, chụp ảnh.

Những cách “về” như vậy chỉ phơi bày thêm sự giả dối, phản cảm và xa cách dân thêm mà thôi.

Tuy nhiên, thực tế của hàng chục năm đã qua chỉ ra, những đề nghị, những băn khoăn, trăn trở như vậy chưa bao giờ được đón nhận, được trân trọng đúng mức cần thiết!

Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.

Sunday, October 18, 2009

Lăng Cô_ Thừa Thiên:
Ngày 16/10/2009, giáo dân Loan Lý đã dọn dẹp, san lấp khu đất sau nhà thờ giáo xứ làm chỗ cho thiếu nhi học giáo lý, sau khi ngôi trường dạy giáo lý của giáo xứ bị nhà cầm quyền cưỡng chiếm tháng trước.
Dưới sự chỉ đạo của Huỳnh đức Hải, phó Chủ tịch Thị trấn Lăng Cô, các viên chức của UBND cùng với Công An, Cảnh sát, Dân phòng, Kiễm Lâm huyện Phú Lộc và hàng chục người khác đã đe dọa và ngăn cản giáo dân Loan Lý đang làm việc trên phần đất của giáo xứ.
Hơn nữa, nhà cầm quyền còn chỉ đạo hơn 30 người mang cọc bê tông vượt hàng rào ngăn cách giáo xứ với khách sạn Hương Giang sang đóng trên phần đất của giáo xứ. Họ mạo nhận rằng phần đất này là của ông Phan Văn Tùng, cán bộ UBND thị trấn Lăng Cô.
Đại úy Công An Nguyễn tiến Dũng đã xông vào đánh một giáo dân tên Thành và một số phụ nữ khi những người này đang cố gắng ngăn chặn hành vi xâm chiếm ngang ngược bất hợp pháp của các cán bộ tham nhũng UBND thị trấn Lăng Cô. Cũng chính tên Đại Úy Phó trưởng Công An thị trấn Lăng Cô này đã ra tay đánh người đêm 13 rạng ngày 14/9 khi những giáo dân này ngăn cản bạo quyền cướp trường giáo lý của giáo xứ Loan Lý.
Phó Công An thị trấn Lăng Cô Nguyễn Tiến Dũng (áo đỏ)
Tưởng cũng nên biết Khách sạn Hương Giang là tài sản của Bí thư tỉnh Thừa Thiên-Huế Hồ Xuân Mãn, và phần đất của giáo xứ cạnh khách sạn đã một lần bị chiếm dụng bất thành trước sự phản đối kịch liệt của giáo dân và cha xứ Loan Lý khi đó. Vì thái độ quyết liệt và những lý lẽ chính đáng của giáo dân, các cán bộ của UBND thị trấn Lăng Cô đã không thực hiện được hành vi chiếm đất. Họ rút lực lượng về đóng tại các căn nhà thuộc khách sạn Hương Giang, sát đài Đức Mẹ của giáo xứ.
Hiện nay, phe cán bộ chiếm đất đang cho chuẩn bị cọc bê tông, lưới B-40 và rất nhiều cây bạch đàn. Họ cho tập họp các lực lượng bạo lực quần chúng tự phát cùng với các phóng viên của đài Truyền hình Huế tại hiện trường. Xem ra chính quyền thị trấn Lăng Cô sắp xua người qua đóng cọc và trồng cây và rào lại bằng lưới B-40 trên phần đất của giáo xứ với dự tính khi bị giáo dân ngăn cản sẽ quay phim chụp hình rồi quy chụp tội "xâm nhập, phá cây, lấn đất của người khác...", biến nạn nhân thành tội nhân.
Hai ngày hai đêm qua, từ 16 đến 18/10/2009, giáo dân Loan Lý vẫn đang thay nhau canh giữ khu đất của giáo xứ trước mưu toan xâm chiếm của nhà cầm quyền địa phương.
Từ khi xây dựng cảng Chân Mây và bãi biển Lăng Cô được các tổ chức Du lịch Quốc tế xếp vào hạng Top Ten, thì khu vực này trở thành vùng đất vàng. Những vụ tranh chấp và cưỡng chiếm đất đai tại địa phương trở nên quyết liệt. Được biết là chính quyền huyện Phú Lộc cũng đang tiến hành giải tỏa nghĩa địa làng Phú Gia, là một ngôi làng cỗ có từ thời vua Lê Thánh Tông ở cách Loan Lý 2 km về hướng Bắc, để lấy đất cấp cho các dự án du lịch.
từ CTV DCCT.net
Các tin liên quan đến Giáo xứ Loan Lý:

Monday, October 12, 2009

Nhà Xứ Hòa Cường _ Đà Nẵng

Giáo xứ Hoà Cường (Đà Nẵng) phản đối Cộng sản cướp đất phá nhà
VietCatholic News (08 Nov 2006 11:04) 
Giáo xứ Hòa Cường là một trong 39 Giáo xứ của Giáo phận Đà Nẵng. Đây là một Giáo xứ trung bình, khoảng 900 tín hữu, nằm trên địa phận phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Giáo xứ hiện ở dưới quyền coi sóc của linh mục Phanxicô Xavie Nguyễn Ngọc Hiến (sinh năm 1966, chịu chức năm 2001).
Ngay từ năm 1958, giáo dân đã xây dựng nên một ngôi nhà thờ và một trường giáo xứ (gọi là Trường Thánh Giuse) với hai dãy phòng học gồm 4 phòng trệt và 4 phòng lầu. Diện tích dãy phòng học vỏn vẹn 168m2 (dài 21m x rộng 8m), dùng để dạy văn hoá và dạy giáo lý cũng như sinh hoạt đoàn thể họ đạo.
Tháng 9-1975, do chính sách giáo dục của cộng sản, giáo xứ đã phải bàn giao (nhượng quyền sử dụng) cho Ty Giáo dục Quảng Nam-Đà Nẵng (cũ) 4 phòng trệt, còn 4 phòng lầu thì dùng dạy giáo lý và sinh hoạt các giới. Sau đó, giáo xứ lại đồng ý cho trường Liên Trì Nam (sau đổi thành trường Nguyễn Du, cơ sở 2) mượn thêm 4 phòng lầu để dạy các học sinh trong khu vực.
Đến tháng 6-2003 Sở Giáo dục-Đào tạo Tp Đà Nẵng xây dựng nơi khác một ngôi trường mới khang trang, nên các phòng học của giáo xứ cho nhà nước mượn không còn dùng dạy học nữa. Thế nhưng, mặc giáo xứ chờ đợi, Sở giáo dục và Trường Nguyễn Du đã chẳng đến bàn giao trả lại ngôi nhà đã mượn. Một số phần tử xấu lợi dụng hoàn cảnh này đã đến trú ngụ, còn lấy cắp vật dụng cũng như gây rối trong khuôn viên nhà thờ. Để bảo vệ tài sản vật chất của mìnhh cũng như ổn định trật tự an toàn cho sinh hoạt tín ngưỡng, Giáo xứ đã sửa chữa lại các phòng, tái sử dụng chúng vào việc dạy giáo lý và các sinh hoạt tôn giáo.
Đột nhiên, từ năm 2004, Uỷ ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng có dự án xây dựng khu tái định cư cơ sở 1 Đô thị mới Nguyễn Tri Phương, tại địa điểm Phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu. Quyết định số 17508-QĐ/UB ngày 24-6-2004 của UBND thành phố TPĐN đã ngang nhiên lấy hơn một nửa diện tích của khuôn viên Nhà thờ, chia thành 3 lô mặt tiền (dọc con đường mới mở) và khoảng nửa lô nằm sâu, mà chẳng cần sự thoả thuận của giáo xứ. Giao cho giáo xứ lô 102 (thêm một chút rẻo gọi là “đền bù”), nhà nước lấy hai lô 98 và 100, nói là để “xây dựng công trình công cộng”!?! (biến thành đất tư nhân mấy hồi!). Hai lô 98 và 100 cũng như nửa lô nằm sâu này động tới Nhà sinh hoạt giáo xứ và một phần đuôi sân Nhà thờ (xin xem sơ đồ). Như thế là dãy lầu 8 phòng sẽ bị triệt hạ, phần đuôi hai lô đất ăn cướp sẽ đâm thẳng vào bàn thờ (một sự xúc phạm nơi thờ phượng), đài Đức Mẹ lẫn phần lớn sân sinh hoạt và để xe của giáo xứ bị hoàn toàn biến mất (xin xem hình chụp).
Từ tháng 1-2005 đến nay (xin xem Tài liệu 1), giáo xứ đã nhiều lần làm đơn yêu cầu trả lại các phần đất nói trên của mình hầu bảo vệ nhà sinh hoạt và sân sinh hoạt, nhưng nhà nước CS vẫn làm ngơ. Đó là chưa kể chính bí thư thành phố Nguyễn Bá Thanh đã đích thân tới hăm doạ giáo xứ (xem tài liệu 3), UBND quận Hải Châu vu khống Giáo xứ tự tháo khoá đưa tài sản vào trong các phòng, nghĩa là “chiếm dụng của nhà nước” (xem tài liệu 4). Đúng là vừa ăn cướp vừa la làng, khiến Giáo xứ phải phản đối kịch liệt (xem tài liệu 2).
Mới đây, cơn bão số 6 hoành hành đã gây thiệt hại lớn cho toàn thể nhân dân thuộc địa bàn, trong đó có giáo xứ : nhà xứ đã bị tốc mái sập tường, các phòng học bị tốc mái (xin xem hình chụp). Linh mục quản xứ phải di dời qua ở tạm trong các gian phòng học tầng trệt.
Đang trong cảnh thiệt hại, mất mát, đau thương như thế, vậy mà ngày 6-10-2006, Giáo xứ lại nhận được hai công văn số 5737/UBND-QLĐTư của UBND Tp Đà Nẵng và số 677/UBND-VP của UBND quận Hải Châu yêu cầu giáo xứ di chuyển tài sản, vật dụng ra khỏi 4 phòng học trong thời hạn 03 ngày. Tiếp đến là công văn số 5971/UBND-QLĐTư của UBND Thành phố quyết định tháo dỡ các phòng học dứt điểm trước ngày 15-10-2006 (xem Tài liệu 3).
Trước hành động ăn cướp trắng trợn và thói tàn ác vô tâm của Cộng sản, toàn thể giáo xứ Hoà Cường đã phải đứng lên để bảo vệ công bằng lẽ phải cũng như quyền tự do tôn giáo thiêng liêng của mình, sau khi đã gởi tới thủ tướng CSVN một lá thư kêu cứu ngày 11-10-2006 nhưng không mấy hy vọng (xin xem Tài liệu 4). Cho tới hôm nay, vụ việc vẫn chưa giải quyết ổn thoả. Đôi bên vẫn giằng co!
Xin Quý vị cầu nguyện và hỗ trợ Linh mục Quản xứ (đt: 0511.618.686) lẫn giáo dân Hoà Cường kiên trì đấu tranh trong tinh thần bất bạo động nhưng cũng với lòng cương quyết. Việc đòi hỏi công lý này chẳng những nhắm mục đích khôi phục quyền lợi của Giáo hội mà còn cứu cộng sản khỏi tiếp tục sa vào tội ác và sai lầm (qua hàng triệu vụ cướp tài sản nhân dân và tôn giáo khắp cả nước), mắc vòng công lý của nhân dân, của lịch sử và của Đấng Tối Cao trong tương lai.
 
Đính kèm:
Nhà thờ và Trường học Gx Hoà Cường Đà Nẵng
Bản đổ giải thích đất của giáo xứ

Wednesday, October 7, 2009

Thiên tai và Nhân tai.

Kịch bản của Thái Hà, Tam Toà, Loan Lý đã không diễn lại tại An Hải

Trường Khiết Tâm trước 1975

Tin tức về cơn bão số 9 vẫn còn tràn ngập trên báo chí, số người thiệt mạng và sự thiệt hại lan rộng khắp miền trung. Nhưng với giáo dân An Hải dù gia đình vẫn có ít nhiều thiệt hại, nhưng họ không còn nhớ có một cơn bão như vậy đã thổi qua đây, bởi vì có một cơn bão còn lớn hơn nhiều lần đang làm họ lo lắng : đêm 28 và ngày 29 tháng 9 năm 2009 ngôi trường Khiết Tâm của giáo xứ bất ngờ bị đập phá

Đứng để canh thức

Và kể từ ngày 29 tháng 9 đến ngày 5 tháng 10, giáo dân bỏ công ăn việc làm, gác lại việc gia đình để canh thức cho giáo xứ. Những người ngoại đạo như tôi không hiểu lắm về hai từ canh thức, trong tiếng Việt có lẽ chỉ có giáo hội công giáo dùng ngôn từ này : CANH THỨC. Có sách chép rằng : người ta canh thức vì biết kẻ trộm sẽ đến nhà mình, mà không biết giờ nào. Khi người ta yêu mến một ai đó thì cõi lòng luôn canh thức chờ đợi. Một người mẹ, một người vợ cũng làm như vậy với người thân của mình

Ngồi cũng canh thức ( tối 4/10)

Mà nằm cũng canh thức ( tối 4/10)

Giáo dân An Hải canh thức để bảo vệ nhà Chúa, nơi họ quý hơn nhà riêng của mình. Nơi đó không cho họ tiền tài vật chất nhưng cho họ bình an trong tâm hồn và niềm vui sống nơi trần gian. Hãy nhìn vào hình ảnh những giáo dân đang canh thức. Họ là ai ? Đó là một bác xe ôm, một anh sửa xe máy, một chị bán hàng rong, một bà bán nước mía, một cụ già chưa biết chữ quốc ngữ nhưng lòng quyết tâm bảo vệ nhà Chúa của họ thì thật đáng quý trọng, đáng yêu mến. Không ai phân công, không ai tổ chức, mà lúc nào cũng có vài chục giáo dân có mặt để giữ nguyên hiện trường. Dạo qua nhà thờ vào tối chúa nhật (4/10/2009) tôi thấy có hàng trăm giáo dân ngủ lại trong khuôn viên nhà thờ và trên đống đổ nát của ngôi trường dù trời mưa lất phất Cũng thật cảm động khi có nhiều lương dân đồng thuận với giáo dân. Họ là ai, không rõ. Nhưng bao giờ cũng mang đến nhiều lời động viên chia sẻ, cũng có khi là vài thùng mì tôm, một giỏ bánh mì, mấy hộp cà phê, vài bao thuốc lá, một túi áo mưa. Chưa thấy có ai phản đối việc làm của giáo dân. Không có “ quần chúng tự phát ”, cũng không có bạo lực cách mạng, những thứ đó không có đất sống tại đây. Một vài cán bộ của chính quyền đến phân tích hơn thiệt, bị giáo dân mời đi ngay lập tức Cũng thật mừng khi không thấy những hình ảnh phản cảm như tại Thái Hà, Tam Toà và Loan Lý. Không có hàng rào cảnh sát cơ động với dùi cui và chó nghiệp vụ đối diện với giáo dân hiền lành tay không tấc sắt. Ở đây chỉ có vài chú thanh niên xung kích vừa đứng chơi vừa tán gẫu. Kịch bản tồi của Loan Lý không có đất để diễn hay chính quyền địa phương đã nhanh chóng rút kinh nghiệm ? Cũng có thể vẫn còn đó những diễn viên tốt không muốn diễn lại vở kịch tồi Cuộc thương lượng giữa giáo xứ và chính quyền thành phố được nối lại từ chiều ngày 5 tháng 10, tình hình tạm thời lắng dịu. Nghe nói chính quyền bước đầu đã lắng nghe tiếng nói của giáo xứ và bà con lương giáo Đà Nẵng nghĩ rằng : kịch bản của Thái Hà, Tam Toà, Loan Lý đã không diễn lại tại An Hải Nhưng hãy canh thức ! V.L Một cư dân của thành phố Đà Nẵng ------------------------------- Việt Báo Thứ Bảy, 10/3/2009, 12:00:00 AM ĐÀ NẴNG -- Thừa cơ bão lụt, công an phá sập một trường học Công giáo ở Giáo Phận Đà Nẵng. Bản tin nhan đề “Trường học tại giáo xứ An Hải giáo phận Đà Nẵng bị chính quyền phá hủy” trên mạng VietCatholic News hôm 2-10-2009 viết như sau.

Trường Học Tại Giáo Xứ An Hải Giáo Phận Đà Nẳng Bị Phá Hủy...

Lợi dụng cơn bão số 9 (Ketsana) đang thổi vào Đànẳng, Chiều ngày 28/09/09, vào lúc gần 05 giờ UBND Quận Sơn Trà, huy động hàng trăm công an chận tất cả con đường Nguyễn công Trứ dẩn vào nhà thờ Gíáo xứ toạ lạc tại An Hải tây, Sơn Trà, Đànẳng, và dùng hai xe ủi vào tận nơi khuôn viên Giáo Xứ ủi sập trường học mà sau năm 1975 Giáo xứ đã cho muợn tạm làm cơ sở Giáo Dục. Sau hơn hai tiếng đồng hồ, trường học của Giáo xứ trở thành bình địa và khi Giáo Dân tràn được vào khuôn viên nhà thờ, khi đó lực luợng mới rút đi, chỉ để lại một số công an lảng vảng chung quanh nhà thờ.

Điều trớ trêu, lúc 02 giờ chiều cùng ngày Linh Mục Trần Quốc Việt có giấy mời đến UBND Quận để gặp chủ tịch UBND Quận Sơn Trà để thảo luận về việc qui họach trên địa bàn của Quận trong đó Trường học của Giáo xứ nằm trong diện nầy, đến nơi, được trả lời chủ tịch bận đi chỉ đạo “Chống Bão“ theo chỉ thị của nhà nước cọng sản Việt nam. Khi Ngài về đến nơi, thì đã có sẳn công an dày đặc chung quanh Giáo Xứ. Cái thất nhân tâm nhất là chính trường học nầy, cùng với cơ sở như nhà thờ, chùa chiền khác đã bao lần mở cửa đón người dân vào tránh bão, thế nhưng UBND Quận Sơn Trà lại cho đập phá trong lúc người dân cần một nơi an tòan để náu thân khi cơn bão đang tràn đến. Giáo Xứ An Hải nằm dọc trên Sông Hàn, đối diện bên kia sông là Tòa Thị chính cũ của VNCH trước năm 1975. Số Giáo dân trước năm 1975 trên 3,000, nhưng khi cọng sản chiếm Miền Nam, một số giáo dân đã bỏ vào nam sinh sống và một số ra hải ngọai, hiện nay chỉ còn 1,100 giáo dân tại Giáo Xứ nầy.

Theo lời Linh Mục quản xứ cho biết UBND Quận Sơn Trà hứa sẽ giải quyết, vậy giải quyết gì đây khi trường học của Giáo Xứ chỉ là đống gạch vụn ngổn ngang nằm trên nền đất trong khuôn viên giáo xứ. Rất tiếc, vì cúp điện một tuần trước khi sự cố này xảy ra, chúng tôi sẽ cập nhật chi tiết và hình ảnh khi máy điện tóan họat động trở lại. Đànẳng 02/10/09 Bảo Tịnh

Monday, September 28, 2009

Vụ việc Loan Lý qua đài RFI Pháp

RFI Xin bấm vào đây để đọc bài "Vấn đề Nhà Đất..."
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/117/article_5101.asp

Wednesday, September 23, 2009

Báo Công giáo Mỹ nói về Loan Lý

Posted: 9/21/2009


Vietnamese officials use force on Catholics trying to save building


HUE, Vietnam (CNS) -- Government authorities in central Vietnam are building a wall around a former parish-run catechetical building, and police have used force to prevent hundreds of Catholic protesters from reaching the site. The Asian church news agency UCA News reported that local church sources said the workers, under orders from government authorities, started to build a brick wall around Lang Co elementary school, near Loan Ly church in Thua Thien-Hue province's Phu Loc district. The sources said around 400 parishioners tried to stop the construction Sept. 14, but police and security officers hit them and dragged them out of the school compound. Police also blocked the road outside the church and other paths leading to the school building. In an interview published on the Web site of Hue Archdiocese, Father Paul Ngo Thanh Son, pastor of Loan Ly parish, said local Catholics built the three-room school building in 1956. The parish used it for basic education and catechesis of local children. In 1975, when the country was reunified under communist rule, the government confiscated the building. The government has used the building as an elementary school on weekdays but allowed the parish to continue teaching catechism there to children on Sundays, said Father Son, 57. He said that on Sept. 9 and again Sept. 12, local officials asked the parish to stop catechism classes. They prevented children from attending the classes Sept. 13, when the parish started a new catechism course. Rooms were locked and plainclothes police officers videotaped and took photos of students, he said.

Latest news briefs
from Catholic News Service
Posted: 9/22/2009
Dịch: Chính quyền tại miền Trung Việt Nam đang xây một bờ tường bao quanh ngôi trường mà trước đây là trường dạy giáo lý của một giáo xứ, và cảnh sát đã dùng vũ lực để ngăn chặn hàng trăm giáo dân biểu tình khi họ tiến vào khu vực. Hảng tin Giáo hội Châu Á UCA News cho hay nguồn tin từ giáo hội địa phương nói rằng chính quyền địa phương đã ra lệnh cho công nhân xây một bờ tường quanh trường tiệu học Lăng Cô, gần nhà thờ Loan Lý tại quận Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế.Nguồn: http://www.thebostonpilot.com/Briefs.asp?ID=5749

Nguồn tin nói rằng hôm 14 tháng 9 khoảng 400 giáo dân đã cố ngăn chận việc xây dựng này, nhưng Công An và lực lượng an ninh đã đánh đập và xua đuổi họ ra khỏi khu vực trường học . Công An đã phong tỏa con đường trước nhà thờ và những ngõ khác dẩn đến ngôi trường. Trong một bài phỏng vấn đăng trên trang mạng của Tổng giáo phận Huế, Linh mục quản nhiệm giáo xứ Loan Lý Cha Phaolô Ngô Thanh Sơn nói rằng giáo dân địa phương đã xây dựng ngôi trường gồm 3 phòng học này vào năm 1956. Giáo xứ đã liên tục sử dụng ngôi trường này để dạy giáo lý và sơ cấp tiểu học cho con em địa phương.
Vào năm 1975, khi đất nước thống nhất dưới sự cai trị của chế độ Cộng sản, chính quyền đã trưng thu ngôi trường. Chính quyền đã dùng ngôi trường này làm trường tiểu học vào những ngày trong tuần và cho phép giáo xứ tiếp tục dạy giáo lý ở đó vào ngày Chủ nhật, Cha Sơn năm nay 57 tuổi đã cho biết như vậy. Cha nói vào ngày 9/9 và sau đó là ngày 13/9, chính quyền địa phương đã yêu cầu giáo xứ ngưng dạy các lớp giáo lý. Vào ngày 13 khi giáo xứ khai giảng lớp giáo lý mới, chính quyền đã ngăn cản không cho các em vào lớp. Ngài nói các nhân viên an ninh mặc thường phục đã khóa chặt các lớp học và quay phim chụp hình các em học sinh.